14. Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Nguyễn Ngọc Diệp Anh
2A1
Trường Tiểu học Kinh Bắc
lượt xem
0
lượt thích
0
chia sẻ
0
* Dữ liệu "Yêu thích" và "Chia sẻ" sẽ được cập nhật mỗi 0h hàng ngày

Dân ca Quan họ Bắc Ninh là một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng châu thổ sông Hồng. Đây là một hình thức hát giao duyên giữa các liền anh liền chị. Ngày 30/9/2009, Quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Trang phục hát Dân ca Quan họ Bắc Ninh cũng rất đặc trưng. Các “liền anh” thường mặc áo lụa, áo the, quần sớ, khăn xếp; Các “Liền chị” thì mặc mớ bảy mớ ba, áo tứ thân. Khi hát ở ngoài trời, nam thường che ô còn nữ che nón thúng quai thao để tăng thêm vẻ lịch sự duyên dáng.
Nói đến Dân ca Quan họ Bắc Ninh thi không còn xa lạ với bạn bè, du khách trong và ngoài nước. Trong sách “Kho tàng diễn xướng dân gian Việt Nam” có thể chia hát quan họ thành những dạng sau: hát Hội, hát Mừng, hát Thờ, hát Cầu, hát Canh. Trong các dạng hát quan họ kể trên, hát Hội và hát Canh là hai hình thức hát quan họ nổi bật có giá trị văn hóa cao.
Theo quan niệm của người Quan họ Bắc Ninh, những người có kỹ năng hát “vang, rền, nền, nẩy” điêu luyện, thuộc nhiều bài, nhiều “giọng” Quan họ được gọi là các Nghệ Nhân.
Vừa đi xem hội vui chơi, vừa được thả mình vào trong những làn điệu Dân ca say đắm lòng người mới thấy được sự trường tồn vĩnh cửu của di sản văn hóa mang tầm kiệt tác của nhân loại. Mới thấy được sự gìn giữ và lưu truyền của bao thế hệ Ông cha xứ Kinh Bắc dành cho con cháu chúng mình sau này đấy. Mình rất vui và còn tự hào là khi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất giầu nghĩa tình Kinh Bắc này.

Chúc mừng!
Bạn đã nộp bài thành công!